KỊCH BẢN – NHÓM 1 Lớp D14QL04
I: Thành viên nhóm
1, Trịnh Thị Thanh Phượng
2, Đào Ngọc Nga
3, Lê Thị Hồng
4, Lê Thị Bích Loan
5, Nguyễn Thị Hiên
6, Nguyễn Thị Lý
7, Trần Thị Ly
8, Bùi Hải Yến
9, Lê Thị Thúy Quỳnh
II: Xác định chủ đề
Phá sản doanh nghiệp.
III: Xác định vụ việc
+ Công ty TNHH TH có hai thành viên là bà T và bà H. Mỗi người góp 4 tỷ vốn điều lệ có trụ sở tại quận Nam Từ Liêm – Thành phố Hà Nội.
+ Sau 5 năm thua lỗ, đến nay công ty TH không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn là 25 tỷ.
+ Mặc dù các chủ nợ có yêu cầu nhiều lần. Tất cả 20 doanh nghiệp , cá nhân là chủ nợ của TH đều có trụ sở hoặc cư trú tại Hòa Bình.
+ Công ty không nợ người lao động
IV: Mô tả vấn đề
1, Yêu cầu:
Yêu cầu 1: Đối tượng nào có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty TH?
Yêu cầu 2: Tòa án nào có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với công ty TH?
Yêu cầu 3: Trong số các chủ nợ có:
+ Ngân hàng thương mại cổ phần M. Khoản nợ cuả TH với ngân hàng M là 7 tỷ và có tài sản thế chấp trị giá là 8 tỷ.
+ Công ty TNHH N có số nợ là 1 tỷ và tài sản đảm bảo trị giá 0.5 tỷ.
+ L là nhà cung cấp vất tư với số nợ là 0.5 tỷ và không có tài sản đảm bảo.
Gỉa sử công ty TH bị áp dụng thủ tục thanh lí, bị tuyên bố phá sản. Và công ty TNHH N được thanh toán 0.8 tỷ. Vậy ngân hàng M và doanh nghiệp L được thanh toán bao nhiêu ?
2, Giải quyết tình huống (trả lời câu hỏi)
Yêu cầu 1:Đối tượng nào có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty TH?
Cơ sở pháp lí: Luật phá sản 2014 – Điều 5: Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Kết luận: Những đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty TH là các chủ nợ không có bảo đảm hoặc các chủ nợ có bảo đảm 1 phần trong số 20 doanh nghiệp , cá nhân đã nêu. Do công ty không nợ lương người lao động nên người lao động không tham gia nộp đơn kiện phá sản.
Yêu cầu 2: Tòa án nào có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với công ty TH?
Cơ sở pháp lý: Luật phá sản 2014 – Điều 8: Thẩm quyền giải quyết phá sản của tòa án nhân dân
Kết luận: Tòa án có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản công ty TH là Tòa án nhân dân cấp quận nơi công ty có trụ sở chính : Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm – thành phố Hà Nội.
Yêu cầu 3: Phân chia tài sản khi doanh nghiệp phá sản:
Cơ sở pháp lý: Luật phá sản 2014 – Điều 53: Xử lý khoản nợ có bảo đảm và Điều 54: Thứ tự phân chia tài sản
Kết luận: Công ty TNHH N ( bị nợ 1 tỷ đồng, tài sản bảo đảm là 0.5 tỷ) được thanh toán 800 triệu đồng. Theo quy định nợ có bảo đảm phải được thanh toán theo đúng hợp đồng ; do vậy có thể thấy trong số 800 triệu đồng được trả có 500 triệu, trả theo loại nợ có tài sản bảo đảm. Còn lại 500 triệu là nợ không bảo đảm và được thanh toán 300 triệu. Tức chủ nợ được thanh toán 60% số nợ.
Từ đó có thể suy ra rằng:
+ Doanh nghiệp tư nhân L được thanh toán 300 triệu( 60% số nợ không bảo đảm)
+ Ngân hàng M có quyền phát mãi tài sản bảo đảm bằng thế chấp ( 8 tỷ) để thu hồi món nợ 7 tỷ( trả đủ)
+ Nếu tài sản phát mãi sau khi trừ đi số nợ mà vẫn còn thì phải nộp vào tài khoản do Tòa án nhân dân mở ra để thanh toán cho các chủ nợ khác.
source: https://tracyhyde.net
Xem thêm các bài viết về Kinh Doanh: https://tracyhyde.net/category/kinh-doanh/